Ngày 19-8, Bộ Công thương, phái đoàn Liên minh châu Âu và UBND tỉnh Kiên
Giang đã tổ chức lễ trao chứng nhận tên gọi xuất xứ được bảo hộ của EU
và hội thảo về quy định - biện pháp kiểm soát chất lượng và quảng bá
nước mắm Phú Quốc.
Nước mắm Phú Quốc là 1 trong những loại đặc sản Phú Quốc nổi tiếng tại Phú Quốc, trong đó nổi tiếng đứng top đầu có nước mắm Khải Hoàn, được sản xuất bằng công thức làm mắm truyền thống trăm năm cha ông để lại mang đến những giọt mắm thơm ngon đầy đủ chất dinh dưỡng.
|
Ảnh: Nước mắm Phú Quốc |
Theo bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ tịch Hội
nước mắm Phú Quốc
tại Phú Quốc, hiện mỗi ngày có khoảng 200 tấn cá cơm - nguyên liệu sản
xuất
nước mắm Phú Quốc - được mua, sơ chế, đưa đi tiêu thụ ngoài địa bàn
huyện đảo. “Với đà này, chỉ trong 5-10 năm tới, nghề làm nước mắm
truyền thống tại Phú Quốc sẽ bị khai tử. Và do đó, việc chúng ta mất cả
chục năm đeo đuổi để nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tại thị trường 28
nước thành viên EU sẽ trở nên vô nghĩa”, bà Tịnh lo ngại.
Bà Tịnh cho biết lúc cao điểm Phú Quốc có hơn 100 nhà
thùng ủ chượp nước mắm, sản lượng đạt khoảng 30 triệu lít/năm. Gần đây,
do bị tranh mua, giá cá cơm nguyên liệu có lúc bị đẩy lên 18.000-20.000
đồng/kg (gấp 3 lần so với trung bình các năm). Trong khi đó việc kinh
doanh nước mắm chủ yếu thông qua các kênh bán lẻ tại TP.HCM, nên các nhà
thùng không chủ động được giá bán, đồng thời tình trạng hàng giả, hàng
nhái cũng ngày càng tinh vi, phổ biến. Thực trạng này khiến 1/3 cơ sở
sản xuất nước mắm tại Phú Quốc bị phá sản hoặc ngưng sản xuất do làm ăn
thua lỗ.