Nước mắm quá quen thuộc và gắn bó với bữa ăn của người Việt Nam nhưng có lẽ không ai dành cho thứ nước chấm này một tên gọi đặc biệt vinh dự như Simon Montlake của tờ The Christian Science Monitor: một kho báu quốc gia!
Ảnh:
Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn
Nguyễn Thị Tình lấy một mẫu chất lỏng nâu vàng từ một cái chum gỗ, hít thật sâu, nhúng một ngón tay vào đó rồi đưa nó vào miệng. Cô đang đánh giá chất lượng của thứ nước chua, mặn và có mùi cá không lẫn vào đâu được.
Đó chính là
nước mắm Phú Quốc - một kho báu quốc gia mà không được tạo ra ở bất kỳ nơi nào khác. Tất cả mọi người đều nhất trí
nước mắm ngon nhất bắt nguồn từ đảo
Phú Quốc. Những người dân đảo chỉ sử dụng cá trống đen, phẩm cấp tốt - nguyên liệu đầu vào tự nhiên - cùng các phương pháp tích trữ truyền thống để làm
nước mắm, như họ vẫn làm trong một thế kỷ qua hoặc lâu hơn thế.
Dù bạn tới bất kỳ nơi nào ở Việt Nam, bạn sẽ không bao giờ tránh xa được một chai
nước mắm. Đó là một thứ gia vị giàu protein trong chế biến món ăn và một thứ nước chấm đi kèm mọi món ăn mặn. Các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan và Campuchia cũng sản xuất nước mắm nhưng chẳng ai làm nó giống như người Việt Nam.
Tuy nhiên, Phú Quốc đang thay đổi và ngành sản xuất nước mắm cũng vậy. Cho tới những năm 1980, khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế, các nhà sản xuất bán
nước mắm Phú Quốc cho chính phủ với một giá cố định. Sau đó, những nhà buôn tư nhân nhập cuộc. Khi nhu cầu tăng lên, nhiều gia đình hơn tham gia sản xuất nước mắm. Ngày nay, có hơn 80 nhà sản xuất nước mắm trên hòn đảo này.
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất bắt đầu phàn nàn rằng thương lái trên đất liền đang trộn nước mắm phẩm cấp thấp với sản phẩm tuyệt hảo của họ và gọi sản phẩm mới là nước mắm Phú Quốc. Để ngăn chặn tình trạng này, năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã quy định chỉ có nước mắm được sản xuất và đóng chai trên Phú Quốc mới có thể sử dụng tên của hòn đảo này, trao cho
nước mắm Phú Quốc kiểu bản quyền lãnh thổ mà các loại rượu và phó mát châu Âu được hưởng.
Ngành sản xuất nước mắm nơi đây cũng đang đối mặt với vấn đề bền vững. Các ngư dân ngày càng khó bắt được cá trống đen quý giá ở các vùng biển quanh Phú Quốc. Vậy là họ buộc phải đánh bắt xa hơn. ’’Chúng tôi có quá nhiều nhà sản xuất nước mắm. Tôi nghĩ trong tương lai sẽ khó có thể cung cấp đủ cá’’, Phạm Huỳnh Quốc, người thừa hưởng một cơ ngơi làm nước mắm cỡ trung bình từ mẹ anh, cho biết.
Tuy nhiên, có một ngành mới: du lịch. Trong những năm gần đây, khi những người Việt Nam mới trở nên giàu có đi du lịch nhiều hơn, các khu đất sát bờ biển trên đảo Phú Quốc đang được biến thành các khu nghỉ mát. Hòn đảo này đầy những tin đồn về việc các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm mua đất và các quan chức địa phương đang quảng bá Phú Quốc là một điểm đến hấp dẫn đối với các du khách Đông Nam Á.
Cả Quốc và Tình đều mở khách sạn riêng của họ, nơi du khách cũng có thể mua các chai nước mắm do tư nhân sản xuất. Cả hai khách sạn đều nằm gần bãi biển và cách xa những thùng cá lên men.
Bên trong nhà kho lộ thiên nơi sản xuất
nước mắm, hàng chục chiếc vại gỗ cao được xếp trên sàn xi măng. Những chiếc vại này có đường kính 3m và có thể chứa hàng tấn cá trống nhỏ bé được đánh bắt từ các vùng biển ngoài khơi
Phú Quốc. Cứ ba tấn cá được ướp với một tấn muối trước khi nắp vại được đậy kín. Sau một năm lên men, nước cốt đầu tiên được thử.
Có thể bạn chưa biết Nước mắm Phú Quốc là 1 trong những loại đặc sản Phú Quốc nổi tiếng tại Phú Quốc, trong đó nổi tiếng đứng top đầu có nước mắm Khải Hoàn, được sản xuất bằng công thức làm mắm truyền thống trăm năm cha ông để lại mang đến những giọt mắm thơm ngon đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo GocPhuQuoc