Hầu hết các vùng biển của Việt Nam đều có cá nhồng. Cá thon, vẩy mịn,
dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 700 - 800g, lớn cỡ 8 - 9kg.
Nước mắm Phú Quốc là 1 trong những loại đặc sản Phú Quốc nổi tiếng tại Phú Quốc, trong đó nổi tiếng đứng top đầu có nước mắm Khải Hoàn, được sản xuất bằng công thức làm mắm truyền thống trăm năm cha ông để lại mang đến những giọt mắm thơm ngon đầy đủ chất dinh dưỡng.
|
Ảnh: Đặc sản Phú Quốc |
Một phụ trách những món ăn đặc sản Phú Quốc tại nhà hàng An Lộc cho
biết, cá nhồng ở Phú Quốc được đánh giá ngon hơn những nơi khác do điều
kiện môi trường biển tại đây nên cá lớn, thịt ngọt đậm, người lớn, trẻ
nhỏ ăn rất tốt.
Người
địa phương thường dùng cá nhồng để kho hay nấu mẳn. Nấu mẳn là kiểu chế
biến rất đặc thù của dân đảo, cá được ướp với đầu hành lá và tiêu sọ
cùng
nước mắm nấu lên như nấu ngót. Mùi tanh của cá được tiêu và hành
lá khử trở nên thơm, ngọt. Nếu có cá lớn, dư dả thì quết làm chả, cho
thêm tiêu sọ, hành lá…
Chả cá nhồng chiên hay hấp đều
có nét hấp dẫn riêng. Để lai rai thì chấm muối ớt có thêm tiêu rang giã
sơ, cắn trúng hạt tiêu rang bể đôi vừa thơm vừa cay tê lưỡi mới đã. Còn
muốn ăn với bánh tráng thì cuốn chả và rau chấm
nước mắm chua ngọt.
Ở
Phú Quốc còn có món gỏi cá nhồng, đây mới thực sự là độc chiêu của con
cá nhồng. Cá phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và
củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Nhưng linh hồn của gỏi cá ở nước chấm.
Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha với
chanh,
nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau khi pha, nước
chấm phải có màu hổ phách mới đúng mức.
Vắt chanh vào
cá cho tái mặt rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Vị của nước chấm
này khác hẳn nước chấm cũng làm bằng đậu phộng xay mịn để chấm gỏi cá
của miền Trung như Bình Định, Nha Trang. Cá dai, ngọt ăn với bánh
tráng, rau thơm và nước chấm thật tuyệt vời. Vào đến Sài Gòn, món cá
nhồng được tái chanh chấm cùng mù tạt xanh (washabi) cay nồng xốc tận
mũi - thêm một cách đa dạng hoá món ăn từ cá nhồng.
Theo Dân Việt